Bơ booth xuất hiện ở Việt Nam từ hơn 10 năm trước và được trồng ở nhiều nơi tại nước ta, từ Tây Nguyên, Đồng Bằng sông Cửu Long cho đến miền Đông Nam Bộ.
Trong đó, bơ booth được trồng ở Tây Nguyên đạt năng suất cao và có chất lượng tốt nhất nhờ điều kiện thổ dưỡng thuận lợi như hàm lượng chất dinh dưỡng cao của đất đỏ bazan và khả năng thoát nước tốt.
BƠ BOOTH
1. Bơ booth là gì?
Để nhận biết được bơ booth, bạn hãy dựa vào những đặc điểm sau đây:
Đặc điểm của bơ booth
Bơ booth là loại bơ được lai ghép giữa giống bơ Tây Ấn Độ và giống bơ Guatemala, do chủ trang trại tên là Willam J.Krome và Will Booth ở vùng Florida phía nam của Dade Country lai tạo ra.
Bơ booth xuất hiện ở Việt Nam từ hơn 10 năm trước và được trồng ở nhiều nơi tại nước ta, từ Tây Nguyên, Đồng Bằng sông Cửu Long cho đến miền Đông Nam Bộ.
Trong đó, bơ booth được trồng ở Tây Nguyên đạt năng suất cao và có chất lượng tốt nhất nhờ điều kiện thổ dưỡng thuận lợi như hàm lượng chất dinh dưỡng cao của đất đỏ bazan và khả năng thoát nước tốt.
2. Đặc điểm của bơ booth
Bơ booth có dạng hình tròn đều, cầm chắc tay, kèm với lớp vỏ dày, màu xanh hơi ngà vàng khi chín, nhiều vân xù xì, da căng nhưng không bóng.
Thịt bơ màu vàng đậm, dẻo và mùi thơm nhẹ nhưng có vị béo không bằng so với bơ 034. Kích thước bơ càng to thì thường có độ dẻo thơm càng nhiều.
Trung bình mỗi quả bơ booth nặng khoảng 400 – 700gr với phần cuống dài, không mọc thành từng chùm như một số giống bơ khác. Mức độ chín của bơ booth lâu hơn so với bơ bình thường, nên thuận tiện cho việc bảo quản từ 5 – 7 ngày.
Bơ booth cũng được chia thành nhiều giống bơ khác nhau – đánh dấu từ số 1 cho đến số 8 tương ứng với 8 giống được lai tạo. Một vài loại bơ booth có điểm đặc trưng được liệt kê dưới đây:
Bơ booth 1: Đây là giống đầu tiên nên kích thước khá lớn, to nhất trong các giống bơ booth. Phần thịt có màu trắng vàng nhạt, hương vị không đậm đà mà lại chứa hạt to bên trong nên phần thịt dường như rất ít. Vì thế, giống này rất ít được sử dụng.
Bơ booth 3: Có hình dạng tương tự như bơ Hass nhưng kích thước bầu và tròn hơn, dao động từ 13 – 15cm. Vỏ xanh, nhẵn, trơn bóng nhưng hạt to nên phần thịt bên trong khá ít, giống như bơ booth 1 nên không mang lại giá trị kinh tế cao.
Bơ booth 5: Lớp vỏ ngoài đặc biệt hơn so với giống bơ booth khác, dù sần nhưng vẫn tạo ra độ bóng nhất định. Kích thước quả từ 7 – 10cm nhưng phần thịt bên trong rất ít so với kích thước hạt, có màu nhạt và vị béo vừa đủ.
Bơ booth 7: Giống bơ được trồng phổ biến tại các tỉnh Tây Nguyên vì cho năng suất cao, vượt trội hơn so với các giống bơ khác.
Đặc biệt, chất lượng bơ booth 7 rất được ưa chuộng bởi kích thước tròn đều, dao động từ 10 – 12cm, nhìn bắt mắt. Lớp vỏ có màu xanh tươi, phần ruột bơ bên trong dày, độ sáp cao và có màu vàng đậm.
Trung bình mỗi quả bơ booth 7 nặng khoảng 350gr và thường chín khoảng từ 4 – 6 ngày sau khi thu hoạch nên có thời gian bảo quản tốt hơn so với những giống bơ khác. Thời điểm thu hoạch của bơ booth 7 diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11.
Bơ booth 8: Có hình dáng dài và bầu hơn so với bơ booth 7 (tròn đều). Kích thước to, dao động từ 10 – 13cm cùng với lớp vỏ trơn. Phần thịt nhiều tương tự như booth 7.
3. Giá trị dinh dưỡng
Trong 450g quả Bơ Booth bao gồm: 50 calo, 4,5g chất béo, 1g protein, 1g chất xơ, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Việc ăn bơ đúng cách sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:
- Phòng chống ung thư
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
- Phòng chống bệnh loãng xương
- Giảm stress
- Tốt cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi
- Phòng ngừa bệnh tim mạch
- Cải thiện sinh lý nam giới
- Phòng chống bệnh tiểu đường
4. Bảo quản
Đặt nơi khô ráo và có nhiệt độ ổn định từ 23 – 25 độ C, đồng thời tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Có thể đặt bơ tiếp xúc với mặt đất nhưng tránh cho bơ chưa chín vào túi nilong vì dễ bị thối